Đồng hồ Longines Master Collection với chức năng Hồi ngược thời gian (Retrograde Displays).
Trong suốt chặng đường dài trong hành trình của mình, điều tuyệt vời nhất chính là cho ra mắt BST được ca tụng là “Đỉnh cao của nghệ thuật chế tác đồng hồ” đó là Longines Master Collection và trong suốt 14 năm qua (ra mắt năm 2005) vẫn không ngừng khiến cho người mộ điệu yêu thích.
BST này được thiết kế dành cho cả hai phái nam và nữ với những tính năng được “dàn trải” vô cùng phong phú và mạnh mẽ. Ở những mẫu đồng hồ Longines Master Collection người dùng có thể sử dụng các tính năng như chu kỳ mặt trăng Moonphase 122 năm, đo giờ thể thao Chronograph, Lịch Vạn Niên, Retrograde Displays, chế độ hiển thị hai múi giờ thế giới GMT…
Bily Lwatch giới thiệu đến quý khách hàng chiếc Longines Master Collection Retrograde (BST Hồi ngược thời gian)
Hồi ngược thời gian là chức năng đặc biệt khá hiếm gặp trên những chiếc đồng hồ đeo tay. Hồi ngược thời gian (Retrograde Displays) có chức năng hiển thị giờ, phút, giây hoặc ngày; chúng sẽ hiển thị trên mặt số với hình cánh cung nhỏ và có một kim kèm theo để chỉ định thông tin. Ý nghĩa cùa “Hồi ngược thời gian” là khi kim đồng hồ đạt tới điểm cuối cùng của đường cánh cung trên mặt phụ, nó sẽ tự động nhảy về vị trí ban đầu. Có một vài mẫu trong sưu tập Master Collection có 4 bảng Hồi ngược thời gian ở 4 khu vực 12h, 3h, 6h, 9h bao gồm ngày, thứ, giây và thời gian kép của múi giờ quốc gia khác.
Vòng cung khu vực 12h sẽ hiển thị ngày trong tuần kèm theo một bảng xuất hiện mặt trăng hay mặt trời tuỳ theo số giờ để tượng trưng cho ngày hay đêm. Vòng cung góc 6h là kim giây nhỏ sẽ tự động quay ngược lại vạch số 0 khi chúng đã quay tới 60. Khu 3h là vòng cung hiển thị số ngày trong tháng và khu 9h là số giờ ở múi giờ quốc gia khác (tuỳ bạn điều chỉnh để dễ dàng cập nhật giờ ở một quốc gia khác bất kỳ).
Đồng hồ Longines Master Collection Retrograde L2.715.4.71.6
Với cả bốn chức năng trên một mặt chiếc đồng hồ như thế, ở mặt cạnh bên vỏ ngoài cũng sẽ có thêm 4 nút ấn để bạn tuỳ chỉnh 4 chức năng ấy. Đồng hồ sử dụng mặt kính bằng Sapphire cứng có độ chống loá và chống trầy rất tốt. Ở phần mặt lưng đồng hồ cũng thiết kế bằng kính Sapphire trong suốt cho ta cái nhìn xuyên suốt vào bên trong cỗ máy cơ kỳ diệu độc quyền của Longines.
Những điều thú vị khi chế tác kim nung xanh
Trong luyện kim thông thường, để tránh thép quá cừng mà hóa giòn, người ta thường ram (temper) bằng cách nung thép đã tôi lên nhiệt độ 200 – 500 độ sau đó cho nguội từ từ để thay đổi cấu trúc vật liệu cũng như khử bớt ứng suất cơ học bên trong.
Khi ram ở nhiệt độ khác nhau, bề mặt thép sẽ tạo ra các màu khác nhau, thành một dải màu liên tục biến đổi. Để tạo ra được màu xanh sẽ phải nung thép trắng với độ min và màu sâu đồng đều, không phải màu xanh như ở kỹ thuật sơn mạ thông thường.
Quá trình chế tác kim nung xanh đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và các công đoạn để hoàn thiện. Những người thợ làm ra kim nung phải có tay nghề cực kỳ cao, vì kỹ thuật quá khó và quá trình nung kim hoàn toàn bằng thủ công. Việc chế tạo ra được màu xanh quý giá đó còn đòi hỏi sự chính xác và thành thạo đến từng chi tiết, bởi khi thép được nung nóng ở mỗi nhiệt độ khác nhau sẽ cho ra các màu sắc khác nhau, lượng màu sắc lên đến gần 20 màu.
Nhiệm vụ của người thợ nung lúc này là cần phải căn chỉnh đúng nhiệt độ nhấc miếng thép ra khỏi tấm nung trước khi nó bị chuyển sang màu khác. Phần lớn đến 80% số kim nung xanh sau khi chế tác sẽ phải bỏ đi do màu kim không đều, chính vì thế mà kim nung xanh chỉ xuất hiện trên những chiếc đồng hồ cao cấp.
Tại sao lại là màu xanh?
Đối với quá trình tạo ra màu xanh nhiệt, màu xanh dương này không chỉ là một màu, nó còn cho ta biệt thép đã được tôi luyện ở nhiệt độ phù hợp.
Nhiệt độ cụ thể mà một bộ phận thép được tôi luyện tương ứng với sự cân bằng cụ thể về độ dẻo và độ cứng mà chức năng của bộ phận đó yêu cầu. Trong những năm đầu của ngành chế tạo đồng hồ, khi chưa có nhiệt kế chính xác thì việc đọc nhiệt đọ là một nhiệm vụ khó khăn, nên do đó quá trình chế tạo kim nung xanh đòi hỏi kĩ nghệ rất cao.
Khi tôi luyện thép carbon, một lớp oxit sẽ hình thành trên bề mặt thép. Tùy thuộc vào nhiệt độ mà thép được nung nóng, lớp oxit sẽ có độ dày nhất định dẫn tới một màu nhất định do hiện tượng giao thoa màng mỏng. Do màu sắc sẽ kết quả sinh ra trực tiếp từ nhiệt độ tôi luyện, do đó kiểm soát nhiệt độ có vai trò quan trọng nhất và đòi hỏi kĩ nghệ cao nhất từ người thợ đồng hồ. Màu xanh dương cho thấy phần thép đã được nung nóng đến nhiệt độ thích hợp và sẽ tạo ra các tính chất vật lý phù hợp. Lớp oxit cũng giúp chống ăn mòn, do đó khi tôi luyện hay còn gọi là làm xanh bằng nhiệt đã trở thành một kĩ thuật không thể thiếu trong ngành đồng hồ truyền thống.
Bily Lwatch sẵn một chiếc lướt fullset mời quý khách hàng lên tay.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.